THIẾT KẾ BẾP CÔNG NGHIỆP
Bạn đang có nhu cầu làm 1 bếp công nghiệp cho nhà hàng, khách sạn, nhà máy… Bạn muốn nhà bếp hoạt động hiệu quả, tránh lãng phí, thiết bị bền đẹp…Hãy lựa chọn dịch vụ tư vấn và thiết kế bếp công nghiệp của Trường Linh. Chúng tôi sẽ giúp bạn từ cách xắp xếp, bố trí khoa học, giúp tối ưu trong quá trình vận hành, giảm lãng phí, đến việc tuân thủ các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn trong vận hành cho đến việc các thiết bị bếp công nghiệp được thiết kế, cung cấp một cách hoàn hảo, hòa hợp cùng các yếu tố khác trong tổng thể để làm hài lòng người sử dụng và người đầu tư.
Chúng tôi sản xuất tất cả các thiết bị cho nhà bếp như: Tủ nấu cơm công nghiệp, tủ sấy bát công nghiệp, thiết bị bếp công nghiệp, bếp á, bếp âu, thiết bi inox cho nhà bếp
Chúng tôi có những cách tiếp tổng thể: Từ lập kế hoạch và xây dựng một khu bếp hoàn toàn phù hợp với không gian và nhu cầu kinh doanh của chủ đầu tư. Bao gồm trọn vẹn từ giai đoạn lên ý tưởng cho đến khi hình thành, đưa vào sử dụng và bảo trì bảo dưỡng để khu bếp hoạt động đúng như những gì mà chủ đầu tư mong muốn.
Quy trình làm việc
- Khảo sát nhu cầu của khách hàng.
- Khảo sát mặt bằng.
- Tư vấn trên cơ sở tối đa hóa lợi ích cho khách hàng.
- Thiết kế sơ bộ.
- Khách hàng duyệt
- Thiết kế chi tiết
- Sửa đổi theo mong muốn của khách hàng.
Với đội ngũ kỹ sư, thợ lành nghề nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế bếp công nghiệp, chúng tôi đảm bảo mang lại sự thoản mãn cao nhất, cho những khách hàng khó tính nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất theo số HOTLINE: 08 1900 6998
Những nguyên tắc trong thiết kế bếp nhà hàng, bếp khách sạn
Thông thường, khu vực chế biến của một nhà hàng, khách sạn không được thiết kế một cách hiệu quả và ảnh hưởng tới không gian bếp nhà hàng, bếp khách sạn cũng như chất lượng dịch vụ. Nghĩ tới từng món ăn có trong menu nhà hàng khi bạn quyết định không gian cho mỗi thành phần chế biến.
Điều bạn sẽ phải làm là tính toán cả diện tích dành cho việc nhận hàng, lưu kho, chuẩn bị thức ăn, nấu nướng, rửa bát, trang thiết bị của nhân viên trong thiết kế bếp nhà hàng, bếp khách sạn.
Sắp xếp hợp lý nơi cung cấp thực phẩm
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý tới không gian dành cho 2 hay nhiều hơn 2 đầu bếp làm việc vào những giờ bận rộn nhất của nhà hàng, sao cho rất gần vị trí của các đầu bếp
Làm sao để hiệu suất hoạt động của căn bếp khách sạn mình hoạt động hiệu quả nhất. Quý khách chỉ có 1 khoảng thời gian rất ngắn để có thể kiếm tiền về cho nhà hàng mình nhiều nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất, để làm được điều đó không phải là khó.
Một số lưu ý tiên quyết khi tư vấn thiết kế bếp nhà hàng, khách sạn được chuyên nghiệp hơn.
Nguyên tắc quan trọng nhất trong việc thiết kế bếp nhà hàng, khách sạn là thiết kế theo quy trình bếp một chiều, đảm bảo sự lưu thông một chiều của thực phẩm, tránh sự chồng chéo trong các khâu nấu nướng, tiết kiệm tối đa thời gian, đồng thời tránh sự va chạm giữa các thực phẩm sống chín đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Quy trình bếp 1 chiều:
- Thực phẩm được nhập từ sáng sớm sẽ được trữ vào các tủ lạnh bảo quản & giá ở khu kho.
- Thực phẩm được lấy ra sơ chế ở khu sơ chế
- Sau khi sơ chế, thực phẩm được trữ vào các bàn lạnh ở khu nấu để chuẩn bị nấu hoặc lưu trữ ở khu lạnh.
- Các món nguội như rau, salad được chế biến ở khu bếp nguội
- Thực phẩm nấu xong sẽ được bày biện và sẵn sàng bưng ra cho khách ở khu pick-up
- Món ăn sau khi phục vụ khách sẽ được đưa vào khu rửa
Các khu chức năng chính:
1. Khu kho: Mục đích: Dự trữ & bảo quản thực phẩm, ở đây cần các thiết bị
- Tủ đông, tủ mát 2 cánh, tủ mát 4 cánh hoặc các loại tủ lạnh công nghiệp để thực phẩm: Rau sẽ trữ trong tủ mát với nhiệt độ 0 – 5oc, thực phẩm cấp đông cần trữ từ 2 ngày đến 1 tuần bảo quản trong tủ đông.
- Giá Inox 4 tầng để thực phẩm khô: Gạo, gia vị…)
- Một xe đẩy inox chở hàng để vận chuyển thực phẩm khi nhập kho
- Bố trí máy làm đá viên (trong trường hợp sử dụng nhiều đá, thì sẽ đảm bảo an toàn vệ sinh, chủ động khối lượng đá sử dụng cũng như thời gian sản xuất đá)
2. Khu sơ chế: Sơ chế thực phẩm trước khi nấu, các thiết bị bếp cần dùng như sau:
- Thớt trên bàn: Băm chặt xương thịt
- Bàn 1 chậu lớn & bàn 2 chậu để rửa riêng thịt, cá rau
- Một thùng rác di động dưới gầm chậu đảm bảo gọn gàng vệ sinh
- Giá inox treo tường để đặt các dụng cụ rổ rá…
- Thiết bị xử lý thực phẩm: máy xay thịt, máy cắt thịt…
3. Khu nấu: Nấu thức ăn, các thiết bị bếp cần dùng:
- Bàn lạnh để chứa thức ăn đã sơ chế. Lưu ý là thời gian nấu chỉ diễn ra trong vòng nửa tiếng & thêm nửa tiếng chuẩn bị, để phục vụ khách ăn đảm bảo món ăn còn nóng và thời gian không quá dài dẫn đến món ăn bị biến đổi lý tính do thời gian chờ dài.
- Bàn và giá inox để đặt các khay thức ăn cần thao tác trước khi nấu và ra đồ ăn chín sau khi nấu.
- Tủ cơm công nghiệp hoặc nồi nấu cơm, tuỳ theo suất ăn thì chúng tôi sẽ tư vấn & sản xuất theo kích thước phù hợp.
- Các thiết bị bếp: Bếp âu 4 bếp, âu 6, bếp hồng ngoại, bếp rán nhúng, bếp rán phẳng để nấu các món chính, lò nướng đa năng, lò nướng nhân tạo để làm các món nướng
- Thiết bị giữ nóng thức ăn: giữ nóng nước sốt phục vụ cho món chính
- Bàn trung gian inox: đặt khay gia vị dầu ăn
- Rán nhúng đơn hoặc đôi để chế biến các món rán ngập dầu giòn vàng đều, nhiệt độ từ 19.5 0c – 21oc đảm bảo không bị cháy mỡ.
- Thiết bị rán phẳng: chế biến món rán cần ít mỡ, rán bề mặt tạo màu cho thực phẩm
- Bếp nguội: làm các món salad và hoa quả
- Bàn giá, bàn lạnh dự trữ
- Chụp hút khói: hút khói và khử mùi cho nhà bếp. đây là một hạng mục mà chúng tôi sẽ khảo sát đo đạc kỹ lưỡng để có thể tư vấn và thiết kế riêng theo yêu cầu của từng nhà bếp đảm bảo tối ưu hoá hiệu quả hút khói khử mùi.
4. Khu phục vụ đồ uống, bar
- Bàn lạnh: Giữ lạnh đồ uống và hoa quả cho bar, dùng bàn lạnh cánh kính sẽ đẹp hơn.
- Bàn chậu rửa dùng rửa ly cốc hoa quả dụng cụ pha chế.
- Quầy inox: có 2 ngăn dưới để ly cốc dụng cụ, mặt trên để máy làm bar chuyên dụng như máy xay sinh tố, máy pha café, máy ép trái cây…
- Thùng rác: Để bỏ rác đảm bảo vệ sinh.
5. Khu rửa:
- Các dụng cụ đựng thức ăn sau khi phục vụ khách được tách riêng để rửa đăm bảo vệ sinh không lẫn lộn với đồ chín và dụng cụ.
- Bàn có lỗ xả rác, vòi phun tráng và để xịt sạch các thức ăn dư thừa trên mặt đĩa trước khi cho vào máy.
- Máy rửa chén: rửa chén bát dụng cụ, tự động phun hoá chất và nước nóng dsu khi rửa để bát đĩa sạch và khô ngay.
- Bàn và giá inox để úp bát đĩa dụng cụ sau khi rửa.
- Xe đẩy 3 tầng để vận chuyển bát đĩa dụng cụ.
SỬ DỤNG GAS AN TOÀN
1. Lắp Đặt Điều Ap Loại Bình Gas 12 – 13 Kg
1) Kiểm tra tình trạng ống dẫn gas, kẹp ,các mối nối ….đảm bảo không hư hỏng trước khi lắp điều áp. Sau đó chuyển công tắc điều áp về vị trí đóng “OFF”
2) Giữ điều áp, nâng vành nhựa đen lên bằng cả 2 tay và đưa vào vị trí đầu bình gas.
3) Buông vành nhựa đen rồi ấn mạnh vành nhựa xuống bằng cả 2 tay cho đến khi nghe tiếng “click”là được.
4) Nâng điều áp lên để chắc chắn nó đã được lắp đặt, nếu điều áp bật lên là chưa được, phải làm lại theo thứ tự như trên.
5) Khi sử dụng bật công tắc điều áp về vị trí mở “ON” để đưa gas vào bếp, bật công tắc bếp.
6) Khi không sử dung nữa, thao tác theo trình tự ngược lại (tắt bếp trước rồi tắt điều áp sau).
2. Sử Dụng An Toàn Cùng Gas.
1) Kiểm tra hạn kiểm định đóng chìm trên quai bình gas (để đảm bảo bình gas còn hạn kiểm định trước khi sử dụng) chỉ sử dụng van điều áp, ống dẫn gas, kẹp chuyên dùng cho gas (LPG) có nguồn gốc rõ ràng.
2) Luôn đặt bình gas thẳng đứng. Khoảng cách các bình gas đến các nguồn lửa trần tối thiểu 1-1,5m
3) Đảm bảo bếp luôn thông thoáng .Không rời khỏi bếp khi đang nấu để tránh ngọn lửa bị gió thổi tắt làm cho gas rò rỉ ra ngoài.
4) Thường xuyên kiểm tra tình trạng ống dẫn gas, kẹp và các mối nối… để thay thế khi có dấu hiệu hư hỏng. Nên thay ống dẫn gas sau 3 năm sử dụng.
5) Khi nghi ngờ có gas rò rỉ (thường có mùi đặc biệt ), dùng nước bọt xà phòng thử lên các chỗ nghi ngờ rò rỉ, nếu thấy có bong bóng nổi lên thì gas bị xì.
Lưu ý: Tuyệt Đối Không Sử Dụng Lửa Để Thử
3. Biện Pháp Khẩn Cấp Khi Có Rò Rỉ Gas:
1) Tuyệt đối không làm phát sinh tia lửa (bật lửa, bật công tắc, bật bếp gas….)
2) Đưa van điều áp về vị trí đóng (OFF)
3) Làm thông thoáng bếp, gỡ điều áp ra, đưa bình đến nơi thông thoáng, cách xa cống rãnh, nguồn lửa điện, chỗ đông người…
4) Báo ngay cho đai lý gas hoặc nhà cung cấp.
4. Một Số Điều Cần Lưu Y Khi Sử Dụng Khí Hóa Lỏng (LPG)
Gas là một loại nhiên liệu sạch không gây ô nhiễm môi trường. Với những ưu điểm trên, hiện nay Gas được sử dụng khá phổ biến và tiện lợi. Tuy nhiên mối nguy hiểm do sư cố về Gas cũng rất lớn, chỉ cần một tỷ lệ nhỏ hỗn hợp khí Gas (2,37 % đối với Propane và 1,8 % đối với Butane) trong môi trường bắt lửa và có thể tạo thành hỗn hợp cháy nổ. Do vậy, để đảm bảo an toàn PCCC khi sử dụng Gas, người dùng phải thực hiện một số biện pháp sau:
+ Đặt bình Gas thẳng đứng, nơi thông thoáng hoặc trong hộc bếp, cách xa nơi có khả năng gây cháy 1.5m (nguồn điện, lửa trần).
+ Trang bị bếp, bình Gas và các phụ kiện có liên quan đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, bắt chặt các khớp nối giữa dây dẫn với bình chứa và bếp đun.
+ Khi thay bình Gas mới yêu cầu nhân viên của đại lý kiểm tra rò rĩ Gas tại các vị trí như: cổ bình, điều áp, ống dẫn… bằng bọt xà phòng.
+ Khi đun nấu phải trông coi, không để các vật dễ cháy như giẻ lau, đồ nhựa gần bếp đun. Đun nấu xong phải đóng van xả khi ở bình Gas trước sau đó mới tắt hết lửa ở bếp và các nguồn nhiệt gần đó.
+ Tại khu vực bếp đun cần trang bị các phương tiện chữa cháy như thùng đựng nước, bình chữa cháy.
+ Chú ý tắt điều áp và khóa van khi không sử dụng.
+ Không được tự ý tháo gỡ hoặc sửa chửa van bình Gas.
+ Khi có sự cố rò rĩ Gas cần đóng ngay van xả Gas, tắt hết lửa ở các bếp, không bặt công tắt điện, mở hết cửa đi, cửa sổ của phòng bếp, ngăn người ngoài vào khu vực của bếp, dùng nước xà phòng bôi lên ống dẫn Gas, bình chứa Gas để tìm vị trí bị rò rĩ. Tìm mọi cách bịt chặt chỗ rò rĩ Gas ( nên dùng xà phòng bánh), báo ngay đại lý cung cấp Gas đến xử lý.
5. Phòng Hỏa Hoạn Do Bếp Gas Gây Ra:
Khi mua bếp đun nấu nên kiểm tra kỹ chất lượng bình Gas, van kẹp, vị trí đặt, và việc lắp đặt của thợ, tránh tình trạng mua phải bình đã tuột van, bị sang chiết Gas và việc lắp đặt gây rò rĩ.
Các thiết bị đun nấu và bình Gas cần được đặt cố định tại nơi riêng biệt, thông thoáng và dễ xử lý khi xảy ra cháy. Bình Gas không nên để gần nơi có chất ăn mòn như mắm, muối, axit và cần phải xa nguồn nhiệt, đảm bảo nhiệt độ bên ngoài không quá 50 độ C
Khoảng 1 – 2 năm nên kiểm tra, làm sạch hoặc thay mới ống dẫn Gas. Quan trọng nhất là duy trì thói quen ngắt đường dẫn Gas khi không sử dụng và mỗi khi đun nấu phải có người trông nom. Trước khi bật, cần kiểm tra lại van Gas, đã có trường hợp bếp đôi Gas thoát ra ở bếp bên trái nên khi bếp phải bật lên đã làm bùng cháy.
Khi phát hiện trong nhà có mùi tỏi nhẹ (chất tạo mùi mà nhà sản xuất Gas pha vào để dễ nhận biết), nên kiểm tra van và đường ống dẫn gas, phát hiện chổ rò rĩ bằng cách xoa nước xà phòng loãng vào dây dẫn.
Nếu phát hiện rò rĩ cần tắt bếp, lấy xà phòng miếng trát vào hoặc dùng dây cao su thắt lại, sau đó di chuyển bình Gas ra nơi thoáng mát, xa nguồn nhiệt. Nên mở tất cả các cửa, dùng quạt tay, tuyệt đối không dùng thiết bị điện để xua số gas rò rĩ ra bên ngoài, rồi báo đại lý và cơ quan có chức năng xử lý.
Rất hân hạnh được đồng hành và phục vụ quý khách!!!